tiến độ đường "VÀNH ĐAI 4" TP.HỒ CHÍ MINH hơn 100.000 tỷ đồng đang thực hiện ra sao?

TIẾN ĐỘ ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 TP HCM HƠN 100.000 TỶ ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN RA SAO?

Nếu đúng kế hoạch đề ra, đường Vành đai 4 TP HCM có tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng giai đoạn 1 sẽ khởi công năm 2024 và hoàn thành năm 2028.

Toàn tuyến dự án Vành đai 4 TP HCM dài 197,6 km, vận tốc thiết kế 100km/h, thiết kế 6 - 8 làn xe cao tốc, hai bên đường song hành. Hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và cũng là quỹ đất dự trữ phục vụ nhu cầu mở rộng sau này.

Đường Vành đai 4 khi hoàn thành sẽ kết nối được 5 tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh minh họa: Lê Giang
Đường Vành đai 4 khi hoàn thành sẽ kết nối được 5 tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh minh họa: Lê Giang.

Vành đai 4 có điểm đầu tuyến tại đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, điểm cuối tuyến nối với trục Bắc - Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước (TP HCM). Dự án dự có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 100.000 tỷ đồng, kiến khởi công năm 2024, đưa vào khai thác năm 2028.

Gần 200km dự án đi qua 5 tỉnh thành phố gồm TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu, là 5 địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP HCM cho biết, sau nhiều buổi thảo luận, trao đổi nội dung về hướng tuyến, quy mô, phương án đầu tư, tiến độ… với Sở GTVT của 4 địa phương liên quan, đơn vị đã có báo cáo UBND TP về công tác phối hợp triển khai thực hiện các dự án thành phần của Vành đai 4.

Theo đó, UBND các tỉnh thành là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đoạn qua địa phương mình, trong đó chiều dài đoạn TP HCM là 17km, Bà Rịa - Vũng Tàu 18km, Đồng Nai 45km, Bình Dương 49km và Long An 71km.

Về tình hình triển khai cụ thể, đoạn hơn 18km thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu có điểm đầu ở ngã tư Tóc Tiên - Châu Pha, điểm cuối tại huyện Châu Đức, vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 6.831 tỷ đồng. UBND tỉnh đã giao Ban quản lý dự án giao thông khu vực Cái Mép - Thị Vải làm chủ đầu tư. Dự kiến hoàn thiện hồ sơ và trình thẩm định trong tháng 10/2022

Tại Đồng Nai, Vành đai 4 TP HCM dài khoảng 45km từ Bàu Cạn (huyện Cẩm Mỹ) đến cầu Thủ Biên (huyện Vĩnh Cữu), dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 17.000 tỷ đồng. Đoạn này được tỉnh Đồng Nai giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư. Hiện nay Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group đang lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài khoảng 49km lộ trình từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn dự kiến giai đoạn 1 gần 15.900 tỷ đồng. Tỉnh Bình Dương đã giao Tổng Công ty Becamex IDC triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đoạn này.

Đường Vành Đai 4

Vành đai 4 tiếp nối vào TP HCM với chiều dài 17km có lộ trình từ sông Sài Gòn đến kênh Thầy Cai với gần 19.200 tỷ đồng đầu tư giai đoạn 1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông được UBND TP HCM giao làm đơn vị thực hiện dự án. Dự kiến hoàn tất hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vào quý I/2023.

Đoạn cuối cùng trên địa bàn tỉnh Long An nối kênh Thầy Cai với khu vực Hiệp Phước được dự kiến giai đoạn 1 là 42.657 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn KIK Group cũng được UBND tỉnh giao lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Sở GTVT TP HCM cho biết, các địa phương đang khẩn trương tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với từng đoạn tuyến được Thủ tướng giao làm cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ ý kiến đóng góp, Sở đã xác định các nguyên tắc phối hợp và các mốc thời gian cụ thể của dự án Vành đai 4 TP HCM.

Cụ thể: Quý II/2023 hoàn thành tổ chức lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Năm 2023 hoàn thành thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; quý IV/2023 tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; quý III/2024 hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư; Tháng 9/2024 khởi công công trình; Tháng 12/2027 hoàn thành thi công, thông xe kỹ thuật toàn tuyến; quý I/2028 sẽ đưa vào khai thác, thu phí.

Vấn đề cơ quan điều phối triển khai, các UBND địa phương có thẩm quyền triển khai dự án thuộc địa phận, Bộ GTVT thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành, đồng thời có trách nhiệm tổ chức điều phối triển khai thực hiện trên toàn tuyến.

Sở GTVT đề xuất UBND TP HCM tổ chức họp với Bộ GTVT, UBND các tỉnh để thống nhất các nội dung quan trọng, định hướng nghiên cứu phương án đầu tư đồng bộ trên toàn tuyến và ký kết kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện các dự án