Trình tự xây dựng bảng giá đất năm 2023

Trình tự xây dựng bảng giá đất

Trình tự thủ tục xây dựng bảng giá đất hiện hành năm 2023 căn cứ theo Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP và Thông tư 36/2014/TT- BTNMT hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục xây dựng bảng giá đất như sau:

Bước 1: Lập dự án xây dựng bảng giá đất và thành lập ban chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất

Bước 2: Xác định các loại đất trong bảng giá đất khi xây dựng bảng giá đất

Bước 3: Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất khi xây dựng bảng giá đất

Bước 4:  Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành;

Bước 5: Xây dựng bảng giá đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất tại khu vực giáp ranh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 44/2014/NĐ- CP

Bước 6: Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất khi xây dựng bảng giá đất

Bước 7: Thẩm định dự thảo bảng giá đất trong xây dựng bảng giá đất

Bước 8: Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Bước 9: Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất;

Bước 10: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất.

Tham khảo mẫu nhà đất mới nhất TẠI ĐÂY

Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp nào?

1- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;

2- Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

3- Tính thuế sử dụng đất, thuế đối với các dự án chậm tiến độ hoặc không đưa đất vào sử dụng;

4- Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

1 Một dự án đất nền mới nhất xem tại đây

5- Tính tiền sử dụng đất tăng thêm đối với những trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, không đưa đất vào sử dụng;

6- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

7- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

8- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

9- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

10- Tính giá khởi điểm đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất.

11- Làm căn cứ để tính giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, xây dựng công trình trên không

Đối với các trường hợp tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì giá đất để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm ổn định trong 5 năm.

Lấy ý kiến bổ sung trình tự xây dựng bảng giá đất

Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung trình tự xây dựng bảng giá đất, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong xây dựng bảng giá đất; việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất.

Cụ thể, dự thảo nêu rõ, bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 1/1 của năm.

Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất, được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xây dựng bảng giá đất; trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất; căn cứ kết quả của Hội đồng thẩm định bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua bảng giá đất trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành.

Bảng giá đất được xây dựng theo vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tổng hợp bởi Unilandtdc.com.vn